Tôi đã phẫu thuật, tôi có thể đổi tên và giới tính trên giấy tờ được không?

Được. Nếu bạn là người liên giới tính, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận y tế sau khi phẫu thuật. Bạn sử dụng giấy chứng nhận này, kèm theo hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính để chính quyền cấp huyện tại địa phương làm thủ tục đăng ký hộ tịch.

Nếu bạn là người chuyển giới, theo quy định mới của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015, bạn có quyền thay đổi tên và giới tính trên giấy tờ. Tuy nhiên, điều kiện, trình tự, thủ tục của việc này sẽ được quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành trong tương lai. Đọc thêm "10 câu hỏi về chuyển đổi giới tính tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017".

Trong cả hai trường hợp trên, sau khi phẫu thuật xong, bạn tìm đến một trong ba nơi sau: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội hoặc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM (kể từ 6/2013 - 6/2018, sau đó Bộ Y tế sẽ quyết định thêm các bệnh viện đủ tiêu chuẩn khác) để xin được xác định giới tính và cấp giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính. Khi có được giấy chứng nhận này bạn có thể làm lại tất cả giấy tờ theo giới tính mới sau phẫu thuật.  Bạn có thể tìm trung tâm tư vấn phù hợp hoặc Viện iSEE, Trung tâm ICS để trao đổi cụ thể hơn.

Nghị định 88/2008/NĐ-CP. Lưu ý, khi Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, Nghị định này sẽ sớm được bãi bỏ và thay thế, các quy định dưới đây có thể thay đổi.

Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính

Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực

Điều 13. Trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính

Điều 14. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính